TIẾN ĐỘ QUY HOẠCH CAO TỐC DẦU GIÂY – LIÊN KHƯƠNG NĂM 2021
[Mới] Tổng vốn đầu tư cao tốc Dầu Giây lên đến 65.000 tỷ đồng.
Khởi công cao tốc Dầu Giây Liên Khương hứa hẹn một sự thay đổi diện mạo mới cho cả khu vực khi dự án hoàn thành, góp phần đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của du lịch, bất động sản.
Thông tin tổng quan tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
- Tên dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (Ký hiệu tuyến: CT14)
- Thời gian khởi công Quý 4/ 2020
- Chiều dài Khoảng 200,3km
- Điểm đầu Nút giao Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
- Điểm cuối Nút giao sân bay Liên Khương (nối với đoạn Liên Khương – Prenn)
- Tổng vốn đầu tư 65.000 tỷ đồng
- Làn xe 4 làn đường tiêu chuẩn loại A, rộng 25m
- Vận tốc thiết kế Tối đa 80 – 120km/h
- Giai đoạn xây dựng – Dầu Giây – Tân Phú (60km)
– Tân Phú – Bảo Lộc (66km)
– Bảo Lộc – Liên Khương (73km)
Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương Đà Lạt (CT 14) là dự án đường cao tốc kết nối vùng Đông Nam Bộ với vùng Nam Tây Nguyên Việt Nam.
(Bản đồ các tuyến cao tốc quan trọng nối TP. HCM với các tỉnh lân cận)
Đoạn Dầu Giây – Tân Phú là điểm giao với cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Đoạn cao tốc này được mong đợi sẽ hoàn thành vào năm 2021 và kết nối 3 vùng kinh tế quan trọng ( TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu) với khu vực Tây Nguyên.
Giai đoạn triển khai cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
Giai đoạn 1: Đồng Nai Đoạn Dầu Giây – Tân Phú có chiều dài 60km với tổng diện tích sử dụng đất 460ha, đi qua địa bàn huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú. Giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư là khoảng 5.773 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay) được kêu gọi theo hình thức BOT. Quy mô mặt cắt ngang rộng 25m gồm bốn làn xe, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch.
(Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây với quốc lộ 1A tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai)
Giai đoạn 2: Tân Phú – Bảo Lộc (66km) đi qua 2 tỉnh Đồng Nai – Lâm Đồng. Giai đoạn này có tổng kinh phí xây dựng lên đến 17.000 tỉ đồng theo hình thức vay vốn từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) theo chỉ đạo từ Bộ Giao thông Vận tải.
Giai đoạn 3: Bảo Lộc, Lâm Đồng – Liên Khương (Đức Trọng), Lâm Đồng
Giai đoạn 4: Đoạn cuối cùng của chuỗi cao tốc có tổng chiều dài 73km, được bắt đầu từ TP.Bảo Lộc đến Liên Khương. Tổng vốn đầu tư cho đoạn cao tốc này hơn 13.000 tỷ đồng, trong đó 3.000 tỷ đồng là từ tiền hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước.
(Tiến độ thi công cao tốc Dầu Giây – Liên Khương)
Tiến độ thi công Dầu Giây – Liên Khương cập nhật tháng 1/ 2021
Bộ Giao thông Vận Tải đã có thông tin chính thức về việc triển khai khởi công cao tốc Dầu Giây – Liên Khương Đà Lạt với tổng chiều dài hơn 200 km bắt đầu tại nút Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và kết thúc tại chân đèo Prenn, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trong năm nay. Bộ GTVT cũng cho biết tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được đề xuất danh mục đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2030; riêng đối với đoạn Dầu Giây – Tân Phú sẽ được bố trí vốn ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2025.
Lợi ích từ quy hoạch Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
Về giao thông:
– Khoảng cách đi từ Đà Lạt với các tỉnh khác sẽ được rút ngắn vô cùng đáng kể. Dự kiến, thời gian di chuyển từ TP HCM lên Đà Lạt chỉ mất 4 giờ đồng hồ
– Việc tiêu thụ hàng hóa (rau, củ, hoa…) không mất nhiều thời gian di chuyển giữa Dầu Giây và Đà Lạt.
– Giải quyết được vấn đề quá tải trong giao thông ở quốc lộ 20
Về bất động sản:
– Huyên Lâm Hà, Tỉnh Ủy Lâm Đồng cũng đang có những chuyển động để “định vị” giá trị của mình trên bản đồ đầu tư, mà trước mắt là giá trị đầu tư của thị trường bất động sản. Mở đường kết nối giao thông cũng chính là khơi dòng chảy của vốn đầu tư.
– Giá bất động sản trên địa bàn H. Lâm Hầ sẽ tăng lên gấp nhiều lần so với giá hiện nay.
– Dự đoán tiềm năng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng trong tương lai.
– Kích cầu bất động sản khu vực, làm cho bất động sản khu vực thêm phát triển, góp phần phát triển kinh tế vùng.
Về du lịch:
– Rút ngắn, thời gian di chuyển từ TP. HCM lên Đà Lạt chỉ mất 4 giờ đồng hồ. Thu hút khách du lịch đặc biệt là khách Quốc Tế di chuyển đến những địa điểm du lịch ở tỉnh và làm cho ngành dịch vụ của tỉnh có bước đột phá mới.
– Động lực phát triển ngành du lịch cho 2 vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Thúc đẩy tam giác du lịch, trao đổi kinh tế với các thành phố lớn như Nha Trang – Đà Lạt – TP.HCM.